Một số việc hay làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mỗi ngày và có thể gây tăng cân khó kiểm soát.
Bạn không ngủ đủ giấc và cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày? Bạn tin rằng chỉ cần thay đổi lịch trình sinh hoạt để ngủ đủ giấc là có thể thay đổi tình hình nhanh chóng. Tuy nhiên, có những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà chúng ta không bao giờ ngờ tới. Và chúng làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn mỗi ngày, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sống với những thói quen có hại này.
Ngủ khi bụng đói
Có thể bạn đang trong chế độ ăn kiêng và bạn không ăn sau 6 giờ tối, hoặc bạn chỉ không muốn cơ thể phải làm việc để tiêu hóa thức ăn trước khi ngủ. Tất nhiên, ăn quá nhiều sẽ khiến bạn khó ngủ và đầy bụng, nhưng một chiếc bụng đói sẽ làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Khi bạn đói, bạn sẽ ngủ không ngon giấc ngay cả khi bạn mơ thấy đồ ăn. Đó là lý do tại sao thưởng thức một bữa ăn nhẹ (khoảng 150 calo) một giờ trước khi ngủ là một ý tưởng tuyệt vời. Nó sẽ cung cấp cho cơ thể bạn đủ năng lượng giúp bạn chìm vào giấc ngủ. Sự gia tăng nồng độ insulin trong máu tác động đến quá trình sản sinh serotonin làm cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Các loại thực phẩm được khuyến khích ăn nhẹ trước khi ngủ là các loại hạt, thịt gà và trái cây không ngọt.
Bạn ngủ trưa quá nhiều
Một người trưởng thành khỏe mạnh không cần thiết phải ngủ trưa vào ban ngày, nhưng những chuỗi ngày cách ly dài đằng đẳng ở nhà sẽ khiến người ta buồn phiền và không biết làm gì ngoài ngủ để giết thời gian. Nếu bạn tranh thủ ngủ trưa vài tiếng, thì chất lượng giấc ngủ vào ban đêm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, có một hội chứng mất ngủ chỉ xảy ra vào cuối tuần: khi một người ngủ quá nhiều vào buổi sáng cuối tuần, họ không thể ngủ vào buổi tối, dẫn đến mệt mỏi là suy nhược vào sáng thứ Hai.
Nếu giữa ngày bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi, điều đó có nghĩa là đã đến lúc phải đứng dậy và vận động chân tay một chút. Khi đó lưu lượng oxy sẽ tăng lên, máu sẽ lưu thông tốt hơn, và bạn cũng sẽ thấy tỉnh táo hơn.
Bạn thường bỏ bữa sáng.
Bữa sáng dường như không có liên quan đến giấc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, bữa sáng giống như công tắc giúp bật đồng hồ sinh học của bạn. Khi cơ thể được nạp năng lượng trong vòng một giờ sau khi thức dậy, nó bắt đầu đếm ngược thời gian đến giờ ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra, bữa sáng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi khoảng cách giữa các bữa ăn của bạn quá xa, hoặc bạn bỏ bữa sáng, não sẽ nhận biết được rằng cơ thể bị đói. Vì vậy, trong khoảng thời gian chờ tới bữa ăn, các hormone căng thẳng (cortisol và adrenaline) sẽ liên tục được sản sinh ra, và chúng có thể gây ra chứng mất ngủ.
Phòng quá nóng
Nếu bạn là người ghét cái lạnh thì chắc chắn không thể chối từ một căn phòng ấm cúng. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ thoải mái hơn khi ngủ trong một căn phòng ấm áp, thì có thể bạn đã lầm, vì nhiệt độ cao sẽ chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn mà thôi.
Nếu bạn không thể ngủ khi cửa sổ còn mở vào những ngày trời lanh, chỉ cần mở cửa sổ trong 10 phút trước khi đi ngủ để căn phòng thoáng mát hơn. Nhiệt độ tốt nhất cho giấc ngủ là khoảng 20 – 21 độ.
Nằm sấp khi ngủ
Hầu như ai cũng có tư thế ngủ yêu thích của mình, và các bài kiểm tra tâm lý thường cố gắng diễn giải các đặc điểm tính cách của một người thông qua tư thế ngủ của họ. Tuy nhiên, có những tư thế ngủ tốt và không tốt cho sức khỏe. Tư thế ngủ lý tưởng và tốt nhất có sức khỏe là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Tư thế nằm sấp là được coi là xấu nhất vì khi nằm sấp, tủy sống và các cơ không được thư giãn, ngực bị ép dẫn đến khó thở. Tư thế này đặc biệt không tốt với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi hoặc xơ vữa động mạch.
Nếu nằm sấp là tư thế ngủ yêu thích của bạn thì có lẽ bạn nên thay đổi dần thói quen này để có giấc ngủ ngon hơn.
Bạn ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ
Chúng ta đã biết một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn, nhưng việc lựa chọn đồ ăn cho bữa khuya cũng là một vấn đề cần cân nhắc, vì đồ ngọt hoàn toàn sẽ ‘phản tác dụng’ với mục đích ban đầu của bạn.
Đồ ngọt là món ăn yêu thích của não bộ, kích thích cỗ máy phức tạp của cơ thể hoạt động nhiều hơn, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Ăn đồ ngọt cũng có thể khiến bạn gặp ác mộng vào đêm. Ngoài ra, nếu bạn ăn sô cô la trước khi ngủ, nó có thể gây mất ngủ vì có chứa caffeine
Không gian quanh nơi bạn ngủ rất ồn ào
Liên tục ngủ khi bao quanh bạn là những tiếng ồn thực sự không tốt cho sức khỏe, và có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho cơ thể, ngay cả khi bạn không bị tỉnh giấc vào ban đêm. Não có thể nhận thấy tiếng ồn và điều đó dẫn đến mệt mỏi, lo lắng khiến nhịp tim tăng nhanh vào ban ngày.
Độ lớn của âm thanh có tác động khác nhau tới sức khỏe của mỗi người:
- 30 dB (tiếng thì thầm, tiếng tích tắc đồng hồ) – không có hiệu lực;
- 35-40 dB (một cuộc trò chuyện thông thường) – làm xấu đi chất lượng giấc ngủ và có thể gây đau đầu;
- 45-50 dB (một cuộc trò chuyện sôi nổi, tiếng cười, tiếng ngáy) – có thể gây ra rối loạn thần kinh;
- 50 dB – làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Những tiếng động lớn đột ngột cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, vì vậy nếu có đường sắt hoặc đường cao tốc gần nhà, bạn nên đóng cửa sổ vào ban đêm hoặc sử dụng nút tai.
Chú ý: Có thể uống nước ép đào để dễ ngủ hơn
Anh đào là loại trái cây rất tốt giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn nếu bạn uống vào khoảng 9-10 giờ tối. Nếu không có anh đào tươi, bạn có thể sử dụng nước ép anh đào để thay thế.